Bệnh hại điều – Thối cụm hoa và thán thư

Bệnh thối cụm hoa (Inflorescence blight)

Đặc trưng của bệnh này như tên gọi, là làm khô các cành hoa. Triệu chứng bệnh ở những thời kỳ đầu được thấy là những tổn thương nhỏ xíu mọng nước xuất hiện trên những cành chính hoặc cành thứ cấp. Từ nhỏ vết thương có thể thấy nhựa tiết ra và chuyển sang màu nâu ánh hồng trong vòng 1 ngày, mở rộng ra và đóng vảy trong 2 - 3 ngày.

Các vết thương này nối kết nhau lại thành những tổn thương lớn hơn dẫn tới các cụm hoa (đã nhiễm bệnh) bị khô đi. Bệnh này trở nên trầm trọng hơn dẫn tới các cụm hoa (đã nhiễm bệnh) bị khô đi. Bệnh này trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết nhiều mây. Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở Trạm nghiên cứu điều Ullal (Ấn Độ), cho thấy bệnh này là do nấm Gloeosporium mangiferae và Phomopsis anacardii, kết hợp với bọ xít muỗi Helopeltis antonii Sign gây ra, do đó để phòng chống sớm bệnh này phun kết hợp thuốc diệt nấm (Cuman 100g trong 100 lít nước hoặc Blitox 250g trong 100 lít) và thuốc trừ sâu (Dimecron 30ml trong 100 lít) cùng lúc (Anon, 1960 và Anon, 1965, 1966). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây (Nambia và cộng sự, 1973) đã cho thấy trước tiên bọ xít muỗi tấn công gây ra các tổn thương rồi tiếp theo các loại nấm hại trên kết hợp thâm nhập qua các tổn thương này với vai trò của những tác nhân hoại sinh để gây ra bệnh thối cụm hoa. Từ phát hiện quan trọng này dẫn tới việc có thể kết hợp phòng chống bệnh này ngay từ trong quá rình phòng chống bọ xít muỗi.

Bệnh thán thư (Anthracnose disease)

Đây là một trong những bệnh nghiêm trọng và phổ biến ở cây điều. Bệnh này đã được phát hiện ở các bang Kerala, Karnata, Tamil Nadu, Andhra Pradesh và Goa (Ấn Độ), gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành điều. Ở bang Tamil Nadu người ta gọi tên là "Soorai" (Singh và cộng sự, 1967, Anon, 1967). Ở Braxin bệnh Anthracnose cũng gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng cho mùa màng (Agnoloni và Giuliani, 1977). Ở Việt Nam bệnh cũng đã gây tác hại cho các lô điều, có lô ty lệ bị hại tới trên 50% (Lê Nam Hùng, 1984). Tác nhân gây bệnh Anthracnose là Colletotrichum gloeosporioides (Singh và cộng sự, 1967). Triệu chứng bệnh thay đổi tùy thuộc vào bộ phận nào của cây bị tấn công. Dấu hiệu bệnh chung nhất sớm nhận ra là sự xuất hiện những vết tổn thương mọng nước, màu nâu hơi đỏ và có nhựa tiết ra. Ở các cành và chồi non bị bệnh chẳng mấy chốc những vết thương này phát triển rộng ra làm chết các cành và chồi. Ở những lá non bị bệnh thấy những lá bình thường rồi bị khô đi và rụng xuống. Các cụm hoa bị nhiễm bệnh các cuống lá bị đen lại sau đó hoa bị lụi đi hoàn toàn và rơi xuống. Ở quả (hạt + trái) bị nhiễm bệnh hình như là do nấm thâm nhập qua núm nhụy và phát triển cùng với sự phát triển của quả từ lúc bắt đầu đậu quả tới lúc thu hoạch. Nếu còn tồn tại tới lúc thu hoạch trên vỏ hạt có những vết hoại tử màu đen còn trái trở nên teo tóp lại.

Bệnh Anthracnose phát triển trong điều kiện nóng và ẩm, và phát triển mạnh nhất khi mưa nhiều trùng hợp với mùa ra hoa của cây điều. Gió cũng là một tác nhân giúp cho bệnh này phát tán rộng. Ý kiến chung cho rằng bệnh Anthracnose cũng bắt nguồn từ bọ xít muỗi tấn công cây điều trước rồi tiếp sau là các nấm hại xâm nhập vào gây bệnh.

Phòng trừ:

Việc quan trọng đầu tiên phải làm là loại bỏ tất cả các phần của cây đã bị nhiễm bệnh khi bắt đầu bước vào mùa mưa để hạn chế sự lây lan của bệnh.

Với các vườn điều trồng mới phải khử trùng kỹ các hạt giống nếu trồng từ hạt hoặc dùng cây con từ giống kháng bệnh, chăm sóc vườn cây (tỉa cành, tỉa thân,...) theo đúng lịch trình để đảm bảo vườn cây thông thoáng, cây phát triển khỏe mạnh.

Nếu xuất hiện bệnh phun thuốc phòng chống gồm các thuốc có chứa đồng (dung dịch hỗn hợp Bordeaux 1% hoặc dung dịch Cupravit 0.3 - 0.5% (300 - 500g trong 100 lít) và thuốc không chứa đồng như dung dịch Dithiocarbamate hoặc captan 0.5% (khi dùng sản phẩm thương mại có chứa 50% hoạt chất).

Thực hiện phun vào lúc ra lá và phun lặp lại ba lần hoặc nhiều hơn (trong khoảng 15 - 20 ngày) nếu thấy bệnh nghiêm trọng.

Ở Braxin đã thử nghiệm có hiệu quả việc ức chế sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides bằng một chế phẩm từ Bacillus sutilis Cohn. (Batos C.N., De Figueiredo J.M. (1967)).

Xem thêm: https://pagacas.com/benh-hai-dieu-thoi-cum-hoa-than-thu-thoi-co-re-vang-hong-dom-la-moc-bo-hong-blo97

Bệnh hại điều – Thối cổ rễ và váng hồng

Bệnh Hại Điều - Đốm Lá Và Móc Bồ Hóng

Xem thêm: Sâu hại điều – Câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.)

Hộp Quà Tình Thân Pagacas - Combo Quà Tặng

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Định Nghĩa Và Quy Định Về Kích Cỡ

Lá Điều, Rễ, Vỏ Thân Cây Và Nhựa Thân Cây Điều

Loại Hàng Và Thông Số Kỹ Thuật Của Hạt Điều

Vỏ Điều, Dầu Vỏ Điều Và Than Vỏ Điều

Bệnh hại điều – Thối cổ rễ và váng hồng Quy trình sản xuất hạt điều nhân trắng

Sâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn

Những điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thỏa mãn điều kiện về sinh thái của cây điều

Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính – Ghép cành Bệnh hại điều – Thối cụm hoa và thán thư Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 2016 đến nay

Làm sạch và ẩm hóa trong chế biến hạt điều

Hạt điều tươi nguyên hạt Pagacas – Hút chân không 500g

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *