Khắc phục những tồn tại này tiếp tục đưa ngành điều phát triển một cách vững chắc, ổn định đặt mục tiêu đề ra trong "Đề án phát triển điều đến năm 2010" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 120/1999/QĐ-TTg ngày 7/5/1999 (Hiệp hội cây điều Việt Nam đã góp phần đáng kể trong quá trình xây dựng đề án này) là một nhiệm vụ không dễ dàng. Có thể 2 vấn đề có tính chất quyết định cho thành công của đề án cần được đặc biệt quan tâm là:
1. Cần có quy hoạch chính thức, cụ thể và chi tiết vùng, diện tích trồng điều thâm canh và trồng điều sinh thái của cả nước:
- Diện tích trồng điều thâm canh (sản xuất hạt điều hàng hóa) chỉ nên tập trung vào những vùng đất tốt đã có điều được trồng những năm qua bởi vì đạt năng suất hạt cao (1.5 - 2 tấn/ha) ngoài có giống điều cao sản để thay thế các giống cũ phải có đầu tư phân bón, phòng trừ sâu hại, canh tác đúng, và phải quản lý tốt mới đạt được. Nên chăng cần khuyến khích và hỗ trợ kinh phí (nếu có) cho mô hình trang trại vườn điều thâm canh bởi lẻ trang trại có ưu thế về vốn, công sức quản lý và có điều kiện đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mặt khác việc ký kết tiêu bao sản phẩm hạt điều giữa trang trại với cơ sở chế biến được đảm bảo thực hiện ít rủi ro hơn.
- Diện tích trồng điều sinh thái (bảo vệ môi trường chủ yếu) chỉ nên mở rộng vào những vùng đất xấu, điều kiện canh tác khó khăn, không có loài cây nào khác ngoài cây điều có thể sống và sinh lợi được dù không cao. (Ở Ấn Độ, diện tích cây điều chỉ được mở rộng vào những vùng đất xấu, khô hạn, khan hiếm nước, đất có độ dốc cao, đất bị xói mòn, đất cát ven biển là một kinh nghiệm cần tham khảo).
2. Xây dựng và thực hiện cho được một chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật toàn diện cho cây điều từ trồng cho tới chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu với các trọng tâm:
- Ở lĩnh vực sản xuất hạt điều, mũi nhọn vẫn là lai tạo giống và kỹ thuật thâm canh nhưng với giống cần quan tâm nhiều hơn tới giống cho hạt kích cỡ lớn (để cải thiện được cơ cấu sản phẩm chế biến ra) và kháng sâu bệnh (để đảm bảo môi trường sản xuất sạch).
- Ở lĩnh vực chế biến các ưu tiên phải là cơ giới hóa các khâu sản xuất đang còn phải sử dụng quá nhiều lao động thủ công, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và mở rộng chế biến tới các sản phẩm trái điều, gỗ điều,... để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây điều qua công nghiệp chế biến.
- Ở lĩnh vực kinh doanh, một chiến lược tiếp thị mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm điều của Việt Nam phải là một mũi nhọn.
Chương trình nghiên cứu toàn diện này được triển khai theo phương châm Nhà nước (các cơ quan nghiên cứu) và các doanh nghiệp (cả trồng và chế biến) cùng làm, cùng tham gia đóng góp kinh phí. Chương trình cũng cần được quy định chặt chẽ tiến độ thực hiện để đảm bảo có các tiến độ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Nguồn: Vai trò của ngành điều đối với Việt Nam giai đoạn những năm 2000
Xem thêm: Những thách thức của ngành điều Việt Nam phải đối mặt giai đoạn 2000-2005
Xem thêm: Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang hạt điều trong dầu vỏ điều (chao dầu)Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)
Những phần chính yếu của ISO 6477-1988
Hạt điều Pagacas – Quá trình phát triển và Nguyên liệu Phương án khắc phục và giải quyết khó khăn của ngành điều Việt Nam giai đoạn những năm 2000 Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang trực tiếp đơn giản Ứng dụng của nhân điềuChăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen
Sàng cỡ (Phân cỡ) hạt điều là gì?
Trồng cây điều: Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng) Nội dung của hệ thống QLCLTD trong sản xuất hạt điềuBóc Vỏ Lụa Trong Chế Biến Hạt Điều - Bóc Vỏ Lụa Cơ Giới (Bóc Vỏ Lụa Bằng Máy)